Hắc sâm Hàn quốc được coi là một bước tiến mới, vượt trội hơn so với hồng sâm thông thường. Thông qua phương pháp chế biến “9 lần hấp 9 lần sấy”, nhân sâm đã trở thành hắc sâm. Với phương pháp này, hàm lượng Ginsenoside có trong hắc sâm tăng gấp 20 lần so với hồng sâm , giúp hiệu quả hắc sâm cũng tăng lên gấp nhiều lần so với những sản phẩm nhân sâm truyền thống.
>>> Phương pháp chế biến 9 lần hấp 9 lần sấy
Tại khoa Hóa học, Đại học Hàn quốc, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phương pháp HPLC (High Performance Liquid Chromatography – Sắc ký lỏng hiệu năng cao) nhằm tiến hành phân tích và so sánh một số thành phần ginsenosides (saponin) như Rb1, Rb2, Rc, Rd, Re, Rf, Rg1, RG2, Rg3, Rh1, Rk1, Rg5 của hắc sâm với bạch sâm và hồng sâm.
Kết quả phân tích, so sánh một số thành phần cơ bản:
– Đối với thành phần Rg3 – đặc thù chống ung thư và huyết áp thấp, bảo vệ tế bào não, tránh sốt huyết não: ở hồng sâm chiếm 0,046%, trong khi ở hắc sâm đạt 0,162%. Hàm lượng RG3 trong hắc sâm gấp 3,52 lần so với hồng sâm.
Đặc biệt, hàm lượng Rg3 còn được so sánh ở rễ Hắc sâm đạt 0,740%, trong khi rễ hồng sâm chỉ có 0,09%. Chứng tỏ Rễ hắc sâm có hàm lượng Rg3 gấp khoảng 6,79 lần so với hồng sâm
– Thành phần Rk1 và Rg5 – đặc thù chống ung thư, mất trí nhớ được nghiên cứu và tiến hành báo cáo lần đầu tiên xuất hiện trong sản phẩm hắc sâm và hồng sâm
Hiệu quả cao với phụ nữ mãn kinh, những người nóng trong
Nhân sâm có ảnh hưởng lớn đến năng lượng. Nhân sâm này được sấy khô và ép nhiều lần, cách chế biến này được bổ sung thêm “âm khí”. Vì vậy, nó được biết là có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là mãn kinh ở phụ nữ. Giáo sư Park Jae-woo thuộc khoa Y học Đông y của Bệnh viện Đại học Gangdong-Kyunghee cho biết “Hắc sâm có hiệu quả hơn nhân sâm, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mãn kinh và những người thường xuyên bị nóng trong – bốc hỏa “
Những nghiên cứu từ tờ tạp chí của Hiệp hội Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Hàn Quốc đã phân tích cấu tạo của 11 ginsenosides như Rg3 và Rb1 thay đổi như thế nào trong quá trình nhân sâm trở thành hắc sâm.
Nghiên cứu so sánh các thành phần của hắc sâm và hồng sâm. Kết quả là, sự khác biệt lớn nhất chính là thành phần ginsenoside Rg3. Hàm lượng Rg3 trong hắc sâm là 7,51 mg / g, gấp khoảng 20 lần hắc sâm (0,37 mg / g). Rg3 được tăng cao đó là do khi nhiệt được áp dụng nhiều lần, phân tử ginsenoside dần dần phân hủy thành dạng Rg3, và đặc biệt sẽ dễ dàng được hấp thu vào cơ thể hơn.
Đương nhiên, hắc sâm cũng có những tác dụng dược lý vốn có của nhân sâm và hồng sâm. Thành phần saponin (ginsenoside) trong hắc sâm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, bảo vệ da bằng tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Nó ức chế kết tập tiểu cầu và hõ trợ tuần hoàn máu hiệu quả
Hắc sâm chống ung thư – Khối u ung thư co lại, giảm lượng đường trong máu
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hắc sâm làm giảm kích thước của các khối u ung thư.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với chuột như sau: Chuột với tế bào ung thư được điều trị với một liều lượng hắc sâm hàng ngày, kéo dài trong vòng 2 tuần. Kết quả cho thấy, các tế bào ung thư phổi cấy ở chuột được tiêm khối u đã giảm 33%, thấp hơn so với thuốc chống ung thư Taxol (38,9%) nhưng cao hơn hồng sâm (23,3%).
Phản ứng hạ đường huyết khi sử dụng hắc sâm cũng được xác nhận
Khi tiến hành cho một con chuột bị tiểu đường (hàm lượng đường glucose được uống hàng ngày, kéo dài 3 tuần liên tiếp) sử dụng 1 liều chiết xuất hắc sâm hàm lượng đường đạt mức 102mg/dl, trong khi hàm lượng đường ở chuột bị tiểu đường đạt múc 391mg/dl. Quá trình đường trong máu giảm dần, về chỉ số đường bình thường là 100mg/dl. Vậy, thí nghiệm đã chỉ ra rằng, lượng đường sẽ được giảm dần và về chỉ số bình thường khi người tiểu đường sử dụng hắc sâm.
Ngoài ra, hắc sâm còn tăng khả năng vận động, giúp giảm mệt mỏi sau khi tập thể dục, và cho thấy có tác dụng cải thiện trí nhớ vô cùng hiệu quả.