Bạn mua hay được tặng lọ sâm ngâm mật ong, để một thời gian mang ra định sử dụng thì gặp tình huống thấy bọt khí nhiều phía trên lọ sâm mật ong. Thông thường khi thấy bọt khí sủi tăm chúng ta thường nghĩ ngay đến việc hỏng lên men và băn khoăn không biết có nên dùng hay không.
Đừng lo lắng hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này vì chưa chắc lý do là lọ sâm ngâm mật ong của bạn bị hỏng đâu.
Thông thường mật ong có khả năng kháng khuẩn sát khuẩn chống viêm nhiễm cực mạnh vì vậy mật ong từ xưa đến nay thường được dùng như một chất giúp bảo quản.
Việc sâm ngâm mật ong bị sủi bọt có thể có hai nguyên nhân chính như sau:
Sâm ngâm mật ong sủi bọt do cơ chế tự nhiên của mật ong
Trong thành phần tự nhiên của mật ong cho chứa rất nhiều hoạt chất enzyme, protein và acid amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sản sinh bọt (nếu có tác động ngoại lực thì càng nhiều), khi để thời gian dài những bọt khí này nổi lên trên và tích tụ phía trên.
Mật ong ngâm sâm sủi bọt nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại mật ong dùng để ngâm, thông thường mật ong rừng do có nhiều phấn hoa khác nhau nên sủi bọt nhiều hơn mật ong nhà. Việc sủi bọt tự nhiên này không hề ảnh hưởng đến chất lượng mật ong trừ việc hơi mất thẩm mỹ, bạn có thể gạt lớp bọt và sử dụng bình thường. Mật ong có tính kháng khuẩn cực mạnh, người ta thường bôi mật ong lên vết thương hở để sát khuẩn nên mật ong rất khó bị hỏng, người ta có thể lưu trữ mật ong nhiều năm mà không cần bảo quản cầu kỳ chỉ cần đậy kín và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Sâm ngâm mật ong sủi bọt do chất lượng giảm
Mặc dù mật ong có tính kháng khuẩn mạnh làm môi trường bảo quản khá tốt tuy nhiên đó là trong điều kiện hàm lượng nước trong mật ong thấp dưới 19%. Đối với sâm khô ngâm mật ong thì không ảnh hưởng gì, tuy nhiên sâm tươi ngâm mật ong thì lại khác.
Trong quá trình chế biến sâm tươi ngâm mật ong, thường người ngâm để nguyên sâm tươi cho vào ngâm mà không để khô hoặc sấy khô nhẹ sâm tươi (máy sấy tóc). Điều này làm cho hàm lượng nước trong sâm mật ong tăng cao và giảm chất lượng sâm mật ong. Bảo quản thời gian ngắn không vấn đề tuy nhiên để lâu có thể gây chua.
Lý do thứ 2 là:
Tỉ lệ sâm ngâm với mật ong
Đa phần chúng ta đều để sâm tươi đầy bình và đổ mật ong vào, tỉ lệ này không chuẩn. Bạn chỉ nên để tối đa sâm tươi chiếm nửa thể tích bình (thông thường 1/3) và trước khi đổ mật ong bạn nên dùng nẹp tre hoặc miếng nhựa cố định sâm tươi ở dưới sau đó mới đổ mật ong vào và đóng chặt. Một thời gian ngâm mới mở hé cho khí gas thoát ra rồi lại đóng chặt.
Việc ngâm quá nhiều sâm, thường nếu không nẹp sâm sẽ nổi lên trên tiếp xúc với không khí sẽ làm giảm chất lượng sâm tươi (có thể hơi chua).
Cách xử lý sâm ngâm mật ong bị bọt
Cách đơn giản là dùng thìa hay đũa hớt bớt bọt đi, dùng nẹp cố định sâm chìm dưới mật ong, hoặc chia sâm tươi ra đổ thêm mật ong vào. Bạn yên tâm vì trọng lượng mật ong nặng hơn nước, nên chất lượng mật ong phía dưới không vấn đề gì nếu không yên tâm bạn có thể gạt bỏ phần phía trên.
Thời gian dài ngâm sâm tươi sẽ chìm dần xuống.
Lưu ý: Sâm nên ngập trong mật ong, nắp nên đậy kín.